tiếng Việt
Trang blog tiếng Việt chính thức của Google
Google Cook Off - Các ngôi sao mạng xã hội Việt Nam tranh tài nấu ăn bằng công nghệ cùng các đại diện khu vực Đông Nam Á
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018
Tận dụng sức mạnh của công nghệ, 25 người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đến từ nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam đã cùng tranh tài tại sự kiện Google Cook Off diễn ra tại Singapore từ ngày 27 - 29/07.
Tất cả khách mời là những ngôi sao mạng xã hội hào hứng với những trải nghiệm thực tế trong sự kiện Google Cook Off diễn ra tại Singapore từ 27 - 29/07/2018 vừa qua
Bốn đại diện Việt Nam là những nhà sáng tạo nội dung (YouTube Creators) và blogger nổi tiếng trên cộng đồng mạng xã hội: Phạm Văn Dũ (Oops Banana), Hà Kế Tú (Haketu), Nguyễn Ngọc Long (Long Blackmoon) và Lê Hạ Huyền (Helen’s Recipes), được chia vào 2 đội khác nhau cùng với những ngôi sao mạng xã hội đến từ Indonesia, Philippines và Malaysia. Tổng cộng 4 đội thi:Xanh Lá, Xanh Dương, Đỏ và Vàng đã cạnh tranh rất quyết liệt cùng nhau trong các thử thách gay cấn và thú vị, tạo nên một trải nghiệm độc đáo hoàn toàn mới lạ giữa công nghệ và văn hóa, ẩm thực tại quốc đảo Singapore.
Google Cook Off được tổ chức bởi Google với quy mô khu vực Đông Nam Á. Đây là một trong những sự kiện nổi bật nhằm tạo ra sân chơi và kết nối những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đến từ nhiều nước khác nhau trong khu vực. Qua các hoạt động và cuộc thi mang tính giao lưu, các khách mời sẽ trực tiếp trải nghiệm những công nghệ mới nhất của Google vào các hoạt động thực tế, gần gũi nhất với đời sống hằng ngày như sử dụng Google Lens để nhận dạng các loại hoa, rau củ quả trong thử thách tìm hiểu mô hình nông trại của Singapore và thử thách nấu ăn. Hay Google Assistant (Trợ lý ảo Google) để tìm kiếm công dụng và cách thức chế biến các món ăn từ các nguyên liệu có sẵn do ban tổ chức cung cấp…
Tìm rau bằng “mắt thần” thông minh - Google Lens
Trong hoạt động đầu tiên diễn ra tại nông trại Citizen, mô hình nông trại đô thị bền vững đặc biệt của Singapore, các đội chơi đã được tận tay, tận mắt và cả…”tận miệng” trải nghiệm những nông sản tươi, sạch được trồng bằng công nghệ tiên tiến.
Thử thách đầu tiên dành cho người tham gia là tìm hiểu về các sản phẩm nông nghiệp của Singapore được sản xuất tại nông trại, bao gồm các loại thảo mộc, rau thơm và hoa ăn được. Với sự trợ giúp của ứng dụng Google Lens, chỉ cần dùng ống kính smartphone quét qua, các thí sinh dễ dàng nhận diện và gọi tên các loại thực vật đa dạng về nguồn gốc và chủng loại tại nông trại mô hình, ngay cả những loại họ chưa từng biết tới hoặc chưa từng nhìn thấy ngoài đời. Sau đó, các thí sinh còn có thể tìm hiểu thêm về nguồn gốc, tính chất, công dụng cũng như ứng dụng của những loại thực vật này với sự trợ giúp của trợ lý thông minh Google Assistant.
Đội Vàng với 6 thành viên đến từ Việt Nam (YouTuber Phạm Văn Dũ- đội nón vàng và blogger Nguyễn Ngọc Long), Indonesia và Philipines.
Đội Vàng với 6 thành viên - bao gồm 2 thành viên đến từ Việt Nam là Nguyễn Ngọc Long và Phạm Văn Dũ - kênh YouTube Oops Banana đã dành chiến thắng khi tìm ra được loại thực vật yêu cầu trong thời gian nhanh nhất với Google Lens và sử dụng Google Assistant để trả lời đúng tất cả những câu hỏi về các loại thực vật tại nông trại.
Với công nghệ, ai cũng có thể thành bếp trưởng
Cuộc thi nấu ăn, hoạt động chính của chương trình diễn ra tại trường dạy nấu ăn Culinarion, Singapore. Với Chiếc hộp bí mật chứa các nguyên liệu cung cấp sẵn cùng với những loại rau thu hoạch được tại nông trại, các đội phải chế biến thành 2 món ăn: khai vị và món chính. Thử thách đặt ra đối với các đội, món gì sẽ thích hợp nhất đối với các nguyên vật liệu này?
Phạm Văn Dũ - kênh YouTube Opps Banana sử dụng ống kính “Google Lens” để tìm thông tin về loại rau có sẵn
trong chiếc hộp nấu ăn
Với sự trợ giúp của công nghệ, các khách mời của chương trình đã có thể dễ dàng nhận diện tất cả các nguyên liệu trong hộp bí mật với công cụ Google Lens, chỉ đơn giản bằng thao tác mở ứng dụng và quét các loại nguyên liệu qua ống kính Google Lens. Sau đó, Google Assistant sẽ cho các đội biết nguyên liệu này có thể chế biến được những món ăn nào và liên tục hỗ trợ trong suốt quá trình nấu nướng, giúp các đội theo dõi công thức, tính toán định lượng và thời gian một cách chuẩn xác nhất.
Để đoạt giải, yếu tố đầu tiên là món ăn của các đội phải hoàn toàn mới lạ, kết hợp tinh hoa ẩm thực từ các quốc gia của các thành viên trong đội với hương vị đặc sắc. Thứ hai, món ăn phải được trình bày và chụp lại để tạo ra những bức ảnh lung linh nhất có thể cho món ăn của đội mình. Các hình ảnh này sẽ được ban giám khảo đánh giá và cho điểm.
Món ăn của đội Đỏ đã thành công chinh phục Ban giám khảo và giành giải nhất chung cuộc.
Hành trình kết thúc với chuyến dã ngoại tại Night Safari - Singapore Zoo. Các khách mời tỏ ra hào hứng khi được khám phá các loại động vật hoang dã đang được bảo tồn tại điểm tham quan. Tiếp đó, mọi người cùng nhau trải qua bữa tối vô cùng độc đáo được dàn dựng đặc biệt trong một khu lều, giữa không gian thiên nhiên hoang dã của Night Safari. Bữa tối bên ly rượu vang, thưởng thức những tinh hoa ẩm thực giữa rừng và muôn thú trong ánh nến huyền ảo đã khép lại hành trình ẩm thực Google Cook Off.
TRÌNH DUYỆT CHROME CẢNH BÁO NGƯỜI DÙNG CÁC WEBSITE KHÔNG AN TOÀN
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018
Tiếp nối những cam kết đầu tiên của chúng tôi hai năm trước, những website không được mã hóa với giao thức HTTPS sẽ bị đánh dấu là “không an toàn” (Not Secure) trong trình duyệt Chrome. Việc triển khai tính năng mới này sẽ cần nhiều thời gian nên chúng tôi sẽ bắt đầu với việc đánh dấu những trang HTTP thu thập thông tin thẻ tín dụng và mật khẩu.
Các trang sẽ được đánh dấu ‘không an toàn' như thế nào?
Nếu bạn truy cập một trang web không dùng giao thức HTTPS, bạn sẽ nhận được một cảnh báo như thế này trên khung địa chỉ trang web (hãy để ý đến chúng):
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người dùng tải các trang HTTP?
Hiểu đơn giản, khi bạn tải một trang web dùng giao thức HTTP, kết nối của bạn đến trang web đó không được mã hóa. Nghĩa là bất kỳ ai trên mạng cũng có thể xem hoặc chỉnh sửa nội dung trang web trước khi nó đến tay bạn.
Vậy khác biệt của giao thức HTTPS là gì?
Với giao thức HTTPS, kết nối của bạn đến trang web muốn truy cập sẽ được mã hoá, do đó, tội phạm mạng, kẻ gian muốn theo dõi sẽ bị ngăn chặn, và thông tin (như mật khẩu và thẻ tín dụng) sẽ được mã hoá bảo mật khi gửi lên trang web.
Do đó, phần cảnh báo ‘Không An toàn" (Not Secure) rất hữu ích của trình duyệt web Chrome mỗi khi bạn truy cập vào website yêu cầu những thông tin nhạy cảm như mật khẩu (password) hay thông tin thẻ tín dụng sẽ giúp bạn cảnh giác và cẩn trọng khi quyết định nhập thông tin.
Android không giới hạn mà tạo thêm nhiều lựa chọn
Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018
Sundar Pichai, CEO Google
Nếu bạn mua một chiếc điện thoại Android, bạn đang lựa chọn một trong hai nền tảng di động phổ biến nhất thế giới, nền tảng đã mở rộng phạm vi lựa chọn của những chiếc điện thoại trên toàn thế giới.
Hôm nay, Ủy ban Châu Âu đã ban hành một án phạt về cạnh tranh dành cho Android và mô hình kinh doanh của Android. Quyết định này phớt lờ thực tế rằng điện thoại Android cạnh tranh cùng điện thoại iOS, điều mà có đến 89% người trả lời khảo sát bởi chính khảo sát thị trường của Ủy ban. Quyết định này cũng bỏ qua những lựa chọn mà Android cung cấp cho hàng nghìn hãng sản xuất điện thoại và nhà mạng di động, đó là những người tạo ra và bán các thiết bị Android; và ngoài ra, Android cung cấp những lựa chọn cho hàng triệu nhà phát triển ứng dụng trên khắp thế giới đã xây dựng những công ty kinh doanh cùng Android; và cho hàng tỷ người tiêu dùng hiện có thể đang mua và sử dụng những chiếc smartphone Android tiên tiến.
Nhờ có Android mà ngày nay có đến hơn 24.000 thiết bị ở mọi mức giá, từ hơn 1.300 thương hiệu khác nhau, bao gồm các hãng điện thoại đến từ Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp, Latvian, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romani, Tây Ban Nha và Thụy Điển.
Những chiếc điện thoại do những công ty này sản xuất đều khác nhau nhưng lại có chung một đặc điểm, đó là khả năng khởi chạy những ứng dụng như nhau. Điều này trở nên khả thi là nhờ những nguyên tắc đơn giản giúp bảo đảm sự tương thích kỹ thuật, bất kể thiết bị có kích thước và hình dạng như thế nào. Không một hãng điện thoại nào bị bắt buộc tuân theo những nguyên tắc này, họ có thể sử dụng hoặc điều chỉnh Android theo bất kỳ cách nào họ muốn, giống hệt như cách Amazon đã làm với máy tính bảng Fire và điều khiển các thẻ TV.
Để thành công, các nền tảng mã nguồn mở phải cân bằng những nhu cầu của mọi người dùng một cách cẩn thận.
Lịch sử đã cho thấy
rằng nếu không có những nguyên tắc với khả năng tương thích cơ bản, mã nguồn mở sẽ bị phân mảnh, gây ảnh hưởng đến người dùng, các nhà phát triển và những hãng sản xuất điện thoại. Các nguyên tắc tương thích của Android nhằm tránh điều này, và giúp hệ điều hành này trở thành một nền tảng lâu dài hấp dẫn cho tất cả mọi người.
Tạo nên sự linh hoạt, lựa chọn và cơ hội
Ngày nay, nhờ có Android, một chiếc điện thoại cơ bản có thể tải sẵn lên đến 40 ứng dụng từ nhiều nhà phát triển khác nhau, không chỉ các ứng dụng từ công ty sản xuất ra chiếc điện thoại ấy. Nếu bạn thích những ứng dụng khác, hoặc trình duyệt web, công cụ tìm kiếm khác những ứng dụng đã tải sẵn trước, bạn có thể vô hiệu hóa hoặc xóa chúng một cách đơn giản, và chọn một ứng dụng khác thay thế, bao gồm cả những ứng dụng được tạo ra bởi nhiều người trong số 1,6 triệu dân Châu Âu kiếm sống nhờ nghề phát triển ứng dụng.
Trên thực tế, một người dùng điện thoại điển hình sẽ tự cài khoảng 50 ứng dụng. Năm vừa rồi, có đến hơn 94 tỉ lượt tải ứng dụng trên toàn cầu từ cửa hàng ứng dụng Play của chúng tôi; các trình duyệt như Opera Mini và Firefox đã được tải đến hơn 100 triệu lượt, riêng UC Browser có hơn 500 triệu lượt tải.
Điều này cho thấy một sự tương phản so với thập niên 1990 và đầu những năm 2000 - thời kỳ kết nối quay số (dial-up). Vào thời đó, muốn thay đổi những ứng dụng đã được cài sẵn trên máy tính của bạn, hoặc cài thêm ứng dụng mới là một việc rất khó khăn về kỹ thuật và tốn thời gian. Án phạt Android của Uỷ ban đã phớt lờ hơi thở mới về lựa chọn và những bằng chứng rõ ràng về cách con người đang sử dụng điện thoại ngày nay.
Một nền tảng được xây dựng cho kỷ nguyên của smartphone
Vào năm 2007, chúng tôi
cung cấp miễn phí Android
cho các hãng điện thoại và nhà mạng di động. Dĩ nhiên cũng có những chi phí liên quan đến việc xây dựng Android, và Google đã đầu tư nhiều tỷ USD trong suốt nhiều thập kỷ qua để có được Android như ngày hôm nay. Chúng tôi cảm thấy đây là một sự đầu tư hợp lý vì chúng tôi có thể cung cấp cho các hãng điện thoại bộ ứng dụng Google phổ biến tải sẵn trước (như Search, Chrome, Play, Maps và Gmail), vài ứng dụng trong số đó có thể tạo ra doanh thu cho chúng tôi, và tất cả đều giúp đảm bảo chiếc điện thoại hoạt động bình thường ngay khi ra khỏi hộp. Các hãng điện thoại không cần phải bao hàm những dịch vụ của chúng tôi; và họ cũng được phép tự do cài đặt sẵn những ứng dụng đối thủ bên cạnh những ứng dụng của chúng tôi. Điều này nghĩa là chúng tôi chỉ có doanh thu nếu những ứng dụng của chúng tôi được cài đặt, và nếu người dùng lựa chọn sử dụng ứng dụng của chúng tôi thay vì của đối thủ.
Google Maps ra mắt tuỳ chọn dành riêng cho xe máy tại Việt Nam
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018
Google Maps đã cho ra mắt nhiều tính năng giúp người Việt Nam lưu thông thật thuận tiện, bao gồm cả tính năng thông báo sắp đến trạm dừng cho người đi bằng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, trước giờ người đi xe máy, các phương tiện hai bánh vẫn chưa có chế độ định vị chuyên dụng nào.
Tại Việt Nam, xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến nhất. Số lượng xe máy đăng ký tại Việt Nam lên đến hơn 45 triệu và người lái xe máy có những nhu cầu rất riêng. Họ có thể đi được những con đường mà ôtô không đi được như đường hẹp hoặc hẻm, và cũng có những con đường mà xe máy không được phép đi, chẳng hạn như cao tốc.
Bên cạnh đó, người lái xe máy cũng thường di chuyển với tốc độ khác ôtô. Trước đây, người đi xe máy sẽ phải tự tính toán trong đầu thời gian đến của họ dựa trên sự kết hợp giữa lộ trình đi bộ và lộ trình xe hơi. Nhưng giờ đây sẽ khác với tuỳ chọn mới của Google Maps dành cho thị trường Việt Nam.
Tuỳ chọn xe máy mới của Google Maps giúp giải quyết những vấn đề trên với các tính năng:
Tùy chỉnh lộ trình dành riêng cho xe máy bao gồm các đường tắt và đường hẹp mà xe máy có thể đi được
Thời gian di chuyển chính xác hơn dựa trên mô hình học máy (Machine learning) mô phỏng tốc độ xe máy
Tránh các trạm thu phí cao tốc và đường cấm không cho phép xe máy lưu thông.
Lộ trình dễ nhớ hơn với các mốc đánh dấu trên đường.
Minh hoạ về tuỳ chọn chế độ xe máy hai bánh trong Google Maps:
Google luôn muốn cung cấp một trải nghiệm địa phương và phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Chúng tôi rất hân hạnh giới thiệu một tính năng mới mà chúng tôi hy vọng có thể giúp việc đi lại bằng xe máy tại Việt Nam trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi mong muốn giúp người lái xe máy đến được nơi mình cần một cách chính xác và tự tin.
Video giới thiệu về tính năng mới trong Google Maps tại thị trường Việt Nam
Ngày Emoji 17-7: Những sự thật thú vị về biểu tượng cảm xúc
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018
Các biểu tượng thể hiện cảm xúc hay gọi tắt biểu tượng cảm xúc ngày nay được gọi tên bằng thuật ngữ Emoji, được sử dụng ngày càng phổ biến trong liên lạc kỹ thuật số, đặc biệt bằng tin nhắn và email, đến mức Emoji gần như trở thành một ngôn ngữ riêng được sinh ra bởi thời đại kỹ thuật số. Tuy được sử dụng hàng ngày nhưng có rất nhiều sự thật thú vị đằng sau những chiếc emoji mà không phải ai cũng biết.
1. Cha đẻ của emoji là ai?
Nhà thiết kế người Nhật Shigetaka Kurita là người đã cho ra đời bộ 176 emoji đầu tiên bằng 1 khung 12x12 pixels chứa 144 điểm vào năm 1998.
(Hình ảnh từ video. Nguồn: CNN)
2. Tại sao lại gọi là “emoji”?
Trái với suy đoán của nhiều người rằng “emoji” có nguồn gốc thì chữ “emoticon”, đây thực ra là một từ tiếng Nhật hoàn toàn, với “e” nghĩa là hình ảnh, “mo” nghĩa là viết và “ji” nghĩa là ký tự.
3. Sự nổi dậy của emoji
Tuy ra đời từ năm 1998 nhưng đến năm 2012, khi Apple tung ra iOS 6 thì emoji mới thật sự bùng nổ và trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới cho đến ngày nay. Emoji trở thành một cuộc đua thú vị giữa các hãng smartphone như Samsung và Apple nhằm đem đến những Emoji động hay Emoji cá nhân hoá.
4. Từ “emoji” được đưa vào từ điển Oxford
Sau khi bùng nổ với sự ra đời của iOS 6.0, tháng 8 năm 2013, từ “emoji” đã chính thức góp mặt trong từ điển Oxford như một từ thông dụng, bên cạnh các “đàn anh” cũng đến từ Nhật Bản khác như “anime”, “manga”, “sushi”, “kimono”,...
5. Tổng số lượng emoji hiện tại
Tổ chức Unicode Consortium, chịu trách nhiệm quản lý bàn phím emoji chính thức đã nâng tổng số emoji lên 2823 biểu tượng vào năm 2018, thêm nhiều màu da, ngành nghề, và lựa chọn giới tính mới. Vào năm 2015, số lượng emoji với chỉ ở mức 722 biểu tượng.
6. Emoji được sử dụng nhiều nhất
Thống trị đế chế emoji là biểu tượng “Cười ra nước mắt” 😂😂😂
Đây là emoji được sử dụng nhiều nhất trên cả bàn phím Google, Facebook và Twitter trong nhiều năm liên tiếp. Thậm chí, emoji này còn được thêm vào Từ điển Oxford vào năm 2015.
Top 10 emoji được dùng nhiều nhất trên bàn phím Google Gboard (thống kê đến 2018)
Vậy còn tại Việt Nam thì sao? Việt Nam là một trong những quốc gia đặc biệt sử dụng những emoji ít thông dụng trên thế giới. 3 emoji được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam bao gồm:
7. Ngày Quốc tế Emoji
Với độ phủ sóng và phổ biến như hiện nay của Emoji, có hẳn một ngày dành riêng cho các biểu tượng cảm xúc được toàn thế giới hưởng ứng - Quốc tế Emoji 17/07, được khởi xướng từ năm 2014. Sở dĩ ngày 17/07 được chọn là dựa trên ngày của emoji hình quyển lịch
📅
Trong ngày này, nhiều hoạt động trao giải và bình chọn cũng như các trào lưu, trò chơi liên quan đến emoji sẽ được tổ chức trên các diễn đàn và mạng xã hội với sự hưởng ứng của cư dân mạng trên toàn thế giới.
8. Săn emoji ngoài đời thật cùng trò chơi AI của Google
Emoji Scavenger Hunt là một trò chơi trên web sử dụng nền tảng AI với mục tiêu thử thách người chơi săn tìm các phiên bản đời thật tương ứng với emoji đã cho. Truy cập
https://emojiscavengerhunt.withgoogle.com/
bằng điện thoại để bắt đầu trò chơi. Hệ thống sẽ hiển thị một emoji, ví dụ 🍎
,
nhiệm vụ của bạn là trong thời gian giới hạn bạn cần tìm được một quả táo thật và quét bằng camera của điện thoại, sau khi hệ thống AI nhận diện được vật phẩm đúng với thử thách, bạn sẽ được chuyển sang thử thách tiếp theo.
Một vài số liệu thú vị về Emoji Scavenger Hunt:
Số emoji trung bình mà người chơi săn được là 5
Chỉ có khoảng 5% số người chơi tìm được 10 emoji trong thời gian quy định
Emoji dễ tìm và tìm được nhanh nhất là “bàn tay” ✋
Emoji khó tìm nhất là “tô mì” 🍜
Emoji mất nhiều thời gian để tìm nhất là “hòm thư” 📭
Emoji “toilet” 🚽 được tìm thấy 11,5k lần
Tạo một cuộc tranh tài với bạn bè, trải nghiệm
Emoji Scavenger Hunt
sẽ là một cách thú vị để hưởng ứng Quốc tế Emoji 2018!
Cùng săn biểu tượng cảm xúc với công nghệ Học máy (machine learning)
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018
Trí thông minh nhân tạo, hay Trí tuệ nhân tạo (AI) đứng sau nhiều sản phẩm của Google và là một trong những ưu tiên lớn nhất đối với công ty của chúng tôi. Chúng tôi muốn chia sẻ về những cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động đến cuộc sống của bạn mà có thể bạn không biết, và cách nhiều người trên khắp thế giới sử dụng AI để xây dựng công nghệ riêng của mình. Trước hết, chúng ta hãy cùng chơi một trò chơi!
Bản thân các biểu tượng cảm xúc (emojis) đã trở thành một ngôn ngữ riêng, và phổ biến đến mức chúng ta sử dụng chúng hàng ngày để liên lạc qua tin nhắn và email. Những biểu tượng cảm xúc emoji này rõ ràng được mô phỏng theo hình tượng thực tế, điều đó khiến chúng tôi suy nghĩ: liệu có thể dùng những năng lực của chiếc điện thoại để tìm các phiên bản đời thực của những biểu tượng cảm xúc chúng ta dùng hằng ngày không?
Xin giới thiệu
Emoji Scavenger Hunt
🕵️♀️, dựa trên nền khung mã nguồn mở cho Học máy (machine learning / ML) với Javascript
Tensorflow.js
. Nguyên tắc hoạt động như sau: trò chơi sẽ cho bạn một biểu tượng cảm xúc emoji, và bạn phải tìm ra phiên bản đời thật của chúng trước khi hết thời gian. Trong lúc bạn tìm, mạng lưới trung tâm sẽ thử đoán xem mình đang nhìn thấy thứ gì, cho thấy công nghệ học máy có thể được sử dụng cho những ứng dụng nghiêm túc hơn. Đôi khi bạn cần tìm chiếc chìa khoá 🔑 bị thất lạc của mình, và công nghệ học máy có thể phát huy công dụng.
Hãy tự trải nghiệm tại
g.co/EmojiScavengerHunt
và thử xem bạn có thể tìm được bao nhiêu biểu tượng cảm xúc nào 🔎 🍌🍔🐱!
Tác động kinh tế của các dịch vụ không gian địa lý
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018
Với Google Maps, chúng tôi cam kết tạo nên một vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc và chi tiết về thế giới. Bằng việc số hóa và cung cấp quyền truy cập với nguồn tài nguyên thông tin về thế giới thực, chúng tôi cho phép con người khám phá thế giới xung quanh mình một cách dễ dàng, cung cấp các công cụ giúp các doanh nghiệp thu hút và kết nối với khách hàng, cung cấp dịch vụ bản đồ và định vị cho các ứng dụng bên thứ ba và trang web, cũng như cho phép các tổ chức chính phủ và phi chính phủ sử dụng bản đồ và tài nguyên của mình để đối phó với các thách thức thực tế như quy hoạch đô thị và cứu hộ khẩn cấp.
Google vẫn liên tục tìm kiếm những cách thức để gia tăng giá trị cho người sử dụng, cho các doanh nghiệp địa phương và cho các đối tác thuộc nhiều ngành khác nhau. Chúng tôi mong muốn mở rộng định nghĩa của con người về công dụng của chiếc bản đồ, về những câu hỏi về thế giới mà chúng ta có thể giải đáp, và những tác vụ chúng ta có thể thực hiện. Và để làm được điều đó, chúng ta cần phải hiểu về bản đồ ngày nay và những tác động của chúng đối với cuộc sống con người.
Với tư duy này, chúng tôi nhắm đến mục tiêu thực hiện một nghiên cứu chi tiết về tác động của ngành công nghiệp không gian địa lý, bao gồm hệ sinh thái các ngành công nghiệp phụ thuộc vào công nghệ không gian địa lý (cả trực tuyến/online lẫn ngoại tuyến/offline), và lợi ích trực tiếp mà lĩnh vực này mang lại cho con người, doanh nghiệp và xã hội. Chúng tôi đã hợp tác cùng AlphaBeta, một doanh nghiệp tư vấn chiến lược để phân tích tác động toàn cầu của ngành công nghiệp không gian địa lý vào năm 2016. Chúng tôi đã yêu cầu AlphaBeta tổng kết những phát hiện nổi bật của họ kèm với các phương pháp nghiên cứu tương ứng - Jen Fitzpatrick, Phó chủ tịch Google Maps
Tại AlphaBeta, niềm đam mê của chúng tôi là xác định những nguồn lực đang tác động đến thị trường toàn cầu và phát triển những kế hoạch thực tế để tạo nên sự thịnh vượng và giàu mạnh. Chúng tôi tin rằng công nghệ không gian địa lý chính là một trong những nguồn lực này, đó cũng là lý do gần đây chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu do Google ủy thác, để đánh giá tác động của bản đồ kỹ thuật số và các công nghệ nền tảng đi kèm.
Chúng tôi tự hỏi rằng: giá trị đầy đủ của bản đồ kỹ thuật số đối với người dùng là gì? Công nghệ này ảnh hưởng đến môi trường kinh tế rộng hơn như thế nào? Làm thế nào để khai thác tối đa công nghệ bản đồ để phục vụ cho xã hội.
Chúng tôi đã tiến hành các cuộc khảo sát khách hàng trên 22 quốc gia trải dài khắp 6 khu vực và thực hiện nhiều phương pháp tiếp cận đánh giá khác (như phân tích Dữ liệu Lớn về thông tin tuyển dụng trực tuyến) và phát hiện ra rằng dịch vụ không gian địa lý tạo ra tác động theo 3 hướng sau:
Các lợi ích cho người sử dụng
Bản đồ số Google Maps giúp con người di chuyển và mua sắm một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chẳng hạn như bản đồ số kỹ thuật số giúp giảm thời gian đi lại, chúng cũng giúp tiết kiệm thời gian mua hàng bằng việc cung cấp các thông tin như địa điểm và sản phẩm có sẵn. Bằng việc giúp con người lập lộ trình trong các khu vực mà họ không quen thuộc, bản đồ còn giúp tăng cường an toàn nơi công cộng.
Các lợi ích cho doanh nghiệp
Bản đồ giúp các doanh nghiệp nhỏ và lớn tăng tần suất xuất hiện, năng suất và khả năng sinh lợi nhuận. Bằng việc cung cấp các thông tin hữu ích như giờ mở cửa, thông tin liên hệ, đánh giá bình luận, bản đồ giúp tăng doanh số bán hàng, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới mà không cần tốn thêm chi phí quảng cáo. Các dịch vụ không gian địa lý cũng đóng một vai trò chiến lược trong việc giúp các công ty thuộc nhiều ngành đóng góp gần ¾ tăng trưởng doanh thu GDP thế giới cũng như giảm chi phí. Chẳng hạn như, các công ty bán lẻ có thể sử dụng bản đồ kỹ thuật số để nghiên cứu thị trường và xác định những vị trí thuận lợi nhất cho mạng lưới cửa hàng của mình.
Các lợi ích xã hội
Sau cùng, bản đồ số có tác động lan tỏa tích cực đến môi trường và xã hội khắp thế giới, ví dụ như tạo ra việc làm và giảm khí thải CO2 thông qua tối ưu hiệu quả giao thông và giúp người dùng xác định lựa chọn phương tiện thay thế một cách dễ dàng hơn. Công nghệ không gian địa lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong các tình huống khẩn cấp, như giúp đỡ người dân chuẩn bị cho thiên tai bằng việc thể hiện những vùng có nguy cơ lũ lụt.
Tác động của dịch vụ không gian địa lý cũng đa dạng qua từng quốc gia, cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều tiềm năng để tối ưu hóa lợi ích của dịch vụ này cho tất cả mọi người. Để làm được điều đó, ngành không gian địa lý, các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở những khu vực này cần phải hợp tác với nhau để quảng bá, tiếp nhận và triển khai các ứng dụng sẵn có hoặc mới phát triển của công nghệ không gian địa lý.
Tìm hiểu thêm tại
www.valueoftheweb.com
Amanotes - Bản hòa tấu của âm nhạc và công nghệ
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018
Nối tiếp loạt bài phỏng vấn của Google thực hiện với những người sử dụng Internet như một công cụ để kết nối, sáng tạo và phát triển tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi trò chuyện cùng anh Bình Võ, đồng sáng lập kiêm Giám đốc Quản lý của Amanotes, một nhà phát triển game Việt Nam, người đã cùng đội ngũ của mình lan tỏa tình yêu âm nhạc qua các ứng dụng. Ứng dụng Magic Tiles của Amanotes là trò chơi piano hàng đầu tại hơn 50 quốc gia.
Anh hãy tự giới thiệu về bản thân và con đường trở thành một doanh nhân của mình
Tôi luôn yêu thích âm nhạc. Cha tôi đã dạy tôi cách chơi đàn piano từ hồi tôi mới 6 tuổi, sau đó tôi còn tự tập chơi guitar và sáo trúc. Tôi cũng yêu thích công nghệ và đó là lý do tôi đã chọn ngành công nghệ thông tin khi học đại học. Âm nhạc và công nghệ khá là khác nhau, nhưng chúng đều giúp tăng chất lượng cuộc sống của con người. Nhiệm vụ của tôi là kết hợp hai niềm đam mê này lại với nhau và chia sẻ tình yêu của mình dành cho chúng với thế giới bằng những ứng dụng trò chơi âm nhạc tuyệt vời.
Amanotes được thành lập như thế nào?
MusicKing là công ty khởi nghiệp trò chơi âm nhạc đầu tiên tôi thành lập vào năm 2009, đã thất bại. Nhưng kinh nghiệp đó giúp tôi chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn tôi và anh Cường Nguyễn đồng sáng lập Amanotes. Chúng tôi vẫn muốn tập trung vào tình yêu của mình đối với âm nhạc và công nghệ, nhưng chúng tôi nhận ra rằng mình còn cần phải có doanh thu trước mới biến ước mơ thành sự thật được. Vì thế, chúng tôi bắt đầu với việc xây dựng trang web cho các công ty tại Việt Nam. Với thu nhập từ công việc ấy, chúng tôi dành dụm để tạo ra Magic Tiles, một trò chơi cho phép bạn chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau như piano, guitar và trống trên chính chiếc điện thoại di động của mình.
Thành công trong lần nỗ lực thứ hai này đến từ đâu?
Chúng tôi đã nhận được những đánh giá giai đoạn đầu khá tích cực cho Magic Tiles, tuy nhiên, số người tải game lại không nhiều. Do đó, chúng tôi đã nhờ đến sự trợ giúp của Google. Đội ngũ Kinh doanh Nhà phát triển ứng dụng Google đã giúp chúng tôi sử dụng Firebase và các chiến dịch ứng dụng toàn cầu (UAC) để cải thiện trò chơi và mức độ phổ biến của chúng tôi. Google Play cũng tư vấn cho chúng tôi và giúp trò chơi trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời đưa chúng tôi lên mục nổi bật trên Google Play Store.
Nhờ có sự hỗ trợ này, chúng tôi đã thu hút thêm và làm hài lòng một lượng game thủ mới trên thế giới. Magic Tiles trở thành một trong 5 trò chơi âm nhạc thịnh hành nhất tại Mỹ, và thậm chí còn đứng đầu danh sách trò chơi được tải về nhiều nhất tại đất nước này trong một tuần vào năm 2017. Với sự thành công trên thị trường quốc tế này, chúng tôi đã có thể nhân gấp đôi số lượng thành viên trong đội ngũ của mình lên đến 50 trong cùng năm và mở rộng sự có mặt của mình trong khu vực với các văn phòng tại Singapore, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Magic Tiles đạt được thành công vượt trội trên Android Play Store
Quả là một điều tuyệt vời! Vậy thì từ đó đến nay, công ty đã làm thêm được những gì?
Bài học kinh nghiệm chúng tôi rút ra với Magic Tiles là tầm quan trọng của một chiến dịch tiếp thị vững chắc. Vẫn còn rất nhiều ứng dụng tuyệt vời mà chúng ta chưa bao giờ biết tới.
Chúng tôi quyết định rằng cách tốt nhất để sử dụng những kinh nghiệm mình học được là truyền lại cho những nhà phát triển độc lập khác, giúp họ phát hành và quảng bá cho ứng dụng và trò chơi âm nhạc của mình. Như một nhà phát hành, chúng tôi hỗ trợ các nhà phát triển độc lập tạo ra những ứng dụng trò chơi âm nhạc chất lượng và đưa chúng đến với thị trường toàn cầu. Chúng tôi thật sự tự hào những nỗ lực của mình được App Annie công nhận khi lọt vào top 5 Nhà phát hành hàng đầu khu vực Đông Nam Á 2017.
Các thành viên trong đội ngũ Amanotes đều rất yêu âm nhạc và thường chơi nhạc trong các buổi họp.
Anh dự định phát triển doanh nghiệp của mình thế nào trong tương lai?
Vào năm 2017, chúng tôi đã xếp hạng 20 trong số những ứng dụng được download nhiều nhất do App Annie thống kê. Người dùng hiện tại của chúng tôi đa phần tập trung tại khu vực Châu Mỹ và Châu Âu. Ưu tiên của chúng tôi vẫn là giữ vững đà phát triển tại các thị trường này. Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch để thu hút công chúng ở khu vực Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển các ứng dụng mới nhằm giúp con người thưởng thức âm nhạc, dạy họ cách chơi nhạc và thậm chí giúp họ kiếm thu nhập từ âm nhạc. Mục tiêu của chúng tôi là biến Amanotes trở thành một người bạn đồng hành trong hành trình âm nhạc của tất cả mọi người.
Ước mơ lớn nhất của anh là gì?
Châm ngôn sống của bản thân tôi, được truyền cảm hứng từ Steve Jobs, là "Stay hungry, stay foolish." (Tạm dịch: Hãy cứ khao khát, hãy cứ dại khờ). Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là xây dựng một hệ sinh thái âm nhạc hoàn thiện, tạo ra những ứng dụng xuất sắc dành cho những người yêu âm nhạc và giúp những nhà phát triển độc lập khác làm điều tương tự.
Đảm bảo bảo mật và quyền riêng tư của bạn trong Gmail
Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018
Google tạo điều kiện cho ứng dụng từ các nhà phát triển khác tích hợp với Gmail, như các ứng dụng quản lý email, các ứng dụng lên kế hoạch du lịch và các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), để người dùng có thêm những lựa chọn về cách thức tiếp cận và sử dụng email của mình. Chúng tôi liên tục thẩm định những nhà phát triển và ứng dụng muốn tích hợp với Gmail của họ trước khi mở quyền truy cập chung cho họ (
các chính sách tham khảo
), và chúng tôi cũng cung cấp cho cả quản trị doanh nghiệp lẫn người dùng cá nhân sự minh bạch và quyền kiểm soát đối với việc dữ liệu của họ được sử dụng như thế nào.
Người dùng có thể truy cập vào phần kiểm tra bảo mật
Security Checkup
để xem mình đã cấp quyền cho những ứng dụng nào không thuộc Google và thu hồi lại quyền này bất kỳ lúc nào. Với người dùng gói dịch vụ G Suite, các quản trị viên (admin) có thể kiểm soát những ứng dụng nào không thuộc Google có thể truy cập vào dữ liệu người dùng của mình thông qua mục Danh sách Trắng (
whitelisting
).
Đảm bảo bảo mật dữ liệu của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và chúng tôi sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin chi tiết về quá trình giám định cũng như các quyền kiểm soát thuộc người dùng dành cho cả tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân.
Cung cấp lựa chọn cho người dùng và bảo vệ họ khỏi các ứng dụng độc hại hoặc lừa đảo
Các ứng dụng đa dạng không thuộc Google giúp khách hàng có thêm lựa chọn và giúp họ khai thác tối đa email của mình. Tuy nhiên, trước khi một ứng dụng không thuộc Google được thông qua, và có thể truy cập vào tin nhắn Gmail của bạn, nó phải trải qua một quá trình giám định nhiều bước bao gồm giám định tự động và thủ công đối với nhà phát triển, đánh giá kỹ lưỡng các chính sách về quyền riêng tư và trang chủ của ứng dụng đó để đảm bảo đây là một ứng dụng hợp pháp, đồng thời thực hiện các thử nghiệm thực tế để đảm bảo ứng dụng hoạt động đúng với cam kết.
Để có thể vượt qua
quá trình giám định
của chúng tôi, các ứng dụng không thuộc Google phải đáp ứng được 2 yêu cầu chủ chốt sau:
●
Phần tự giới thiệu xác thực:
Các ứng dụng không được giới thiệu sai về danh tính của mình và phải minh bạch về cách sử dụng dữ liệu người dùng. Các ứng dụng không được nói một đằng làm một nẻo và phải mô tả rõ ràng và xác thực về chính sách quyền riêng tư của mình.
●
Chỉ được quyền yêu cầu những dữ liệu thích hợp:
Các ứng dụng chỉ được quyền yêu cầu tiếp cận những dữ liệu họ cần cho những chức năng đặc biệt, không hơn không kém, và phải rõ ràng về cách họ sẽ sử dụng những dữ liệu này.
Chúng tôi thẩm định các ứng dụng không thuộc Google để đảm bảo các ứng dụng này đáp ứng các chính sách của chúng tôi và sẽ đình chỉ nếu biết có sai phạm.
Bạn nắm quyền kiểm soát dữ liệu
Sự minh bạch và quyền kiểm soát luôn là một trong những nguyên tắc bảo mật dữ liệu cốt lõi và chúng tôi liên tục kiểm tra để đảm bảo những nguyên tắc này được phản ánh rõ trong các sản phẩm của mình.
Trước khi một ứng dụng không thuộc Google có thể truy cập dữ liệu của người dùng, màn hình sẽ hiển thị thông tin xin cấp quyền trong đó liệt kê rõ những loại dữ liệu mà ứng dụng đó muốn truy cập và mục đích sử dụng các dữ liệu này. Người dùng sẽ tham khảo và cấp quyền hạn cho ứng dụng theo ý muốn của họ.
Chúng tôi khuyến khích người dùng xem xét trang thông tin xin cấp quyền trước khi cho phép bất kỳ ứng dụng không thuộc Google nào truy cập dữ liệu của mình.
Bên cạnh đó, từ lâu chúng tôi đã có các công cụ kiểm soát dữ liệu cho phép khách hàng sử dụng bất kỳ lúc nào để quản lý thông tin của mình. Chẳng hạn như trang
Security Checkup
hiển thị tất cả những ứng dụng không thuộc Google có quyền truy cập vào dữ liệu của bạn và gắn cờ những ứng dụng có nguy cơ tiềm ẩn để bạn có thể vô hiệu bất kỳ quyền truy cập nào đã được cấp trước đó khiến bạn cảm thấy không yên tâm. Bạn cũng có thể xem và kiểm soát các quyền truy cập tại trang
myaccount.google.com
ở mục “Apps with account access.” (Các ứng dụng với quyền truy cập tài khoản).
Cung cấp các công cụ cho quản trị viên G Suite
Các quản trị viên gói sản phẩm G Suite có thể kiểm soát những phạm vi dữ liệu người dùng có thể cấp phép truy cập từ các ứng dụng không thuộc Google bằng cách vào phần Danh sách Trắng các ứng dụng kết nối OAuth (
whitelisting connected OAuth apps
). Thao tác này giúp đảm bảo rằng người sử dụng G
Suite chỉ có thể cấp phép truy cập cho các ứng dụng OAuth không thuộc Google đã được tổ chức của họ giám định và tin tưởng.
Cung cấp các công cụ bảo mật và thông minh hàng đầu dành cho Gmail
Gmail sở hữu những tính năng bảo mật hàng đầu thế giới, như chức năng bảo vệ giúp chúng tôi ngăn chặn 99,9% thư rác và email lừa đảo gửi vào hộp thư của bạn. Để có thể đưa được những tính năng này đến người dùng, chúng tôi phải tiến hành xử lý email tự động. Đây là chuẩn mực chung trong ngành công nghệ và giúp chúng tôi cung cấp những tính năng tiên tiến như “Trả lời Thông minh" (
Smart Reply
) giúp tăng cường năng suất làm việc cho bạn.
Chúng tôi
không dùng nội dung email để phục vụ cho mục đích quảng cáo
và chúng tôi cũng không nhận tiền từ các nhà phát triển để cấp quyền truy cập API. Mô hình kinh doanh cơ bản của Gmail là bán dịch vụ email trả tiền cho các tổ chức như một phần của bộ dịch vụ GSuite. Chúng tôi có hiển thị quảng cáo trong Gmail người dùng, nhưng những quảng cáo đó không dựa trên nội dung email của họ. Người dùng có thể
điều chỉnh cài đặt quảng cáo trong hộp thư của mình
bất cứ lúc nào.
Hình thức xử lý tự động đã dẫn đến nhiều suy đoán sai lầm rằng Google “đọc” email của bạn. Chúng tôi khẳng định rõ ràng rằng: không có ai ở Google được đọc Gmail của người dùng, ngoại trừ những trường hợp rất đặc biệt khi có sự yêu cầu và đồng ý của chính người dùng, hoặc để phục vụ cho các mục đích an ninh, như điều tra lỗi hệ thống hoặc hành vi lạm dụng.
Công tác đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật chưa bao giờ kết thúc, và chúng tôi sẽ luôn tìm kiếm những phương thức để bảo vệ người dùng của mình tốt hơn nữa. Chẳng hạn như, gần đây chúng tôi đã cho
tăng cường sự minh bạch cho tài khoản Google
của người dùng, cho họ
quyền kiểm soát lớn hơn với các thiết lập quảng cáo
, và
ra mắt thêm hệ thống bảo vệ OAuth chống lại các ứng dụng độc hại
. Chúng tôi cũng liên tục đưa ra các thông báo về việc cải thiện hệ thống bảo vệ, hãy liên tục cập nhật thông tin từ mục blog
Safety & Security
của chúng tôi và truy cập trang
privacy.google.com
để biết thêm thông tin về các cam kết bảo mật và quyền riêng tư của chúng tôi.
Nhãn
@
#10NamYouTube
#AcceleratorVietnamDigital
#ADSLEADERBOARD
#ADSLEADERBOARDVN
#AdWords
#AI
#Android
#AndroidDevelopers
#AnitaBorg
#AnitaBorgScholarship
#Anninhmang
#AntoanhonvoiGoogle
#antoantructuyen
#BaidoBanBienTapchon
#baomat
#baomattructuyen
#BeInternetAwesome
#BephongVietnamDigital
#Chrome
#ChucMungNamMoi
#CodingfortheFuture
#CongDongGoogleDich
#CongdongLGBT
#Coronavirus
#COVID19
#Creators
#D4G
#Danang
#data
#datajournalism
#Despacito
#developers
#DiendanGoogle
#Digital4.0
#Doodle
#Doodle4Google
#Doodle4GoogleVietnam
#DoodlePho
#Doodles
#drawing
#DulichVietnam
#EditorsPicks
#EmAntoanhoncungGoogle
#emoji #BieuTuongCamXuc #GioiNu #BinhDangGioi #Google #MadewithCode #Unicode
#EndCoV
#femaleleaders
#Files
#findings
#Fullmoon
#game
#GenerationGoogleScholarship
#GhenCoVy
#Gmail
#Google
#Google #GooglePlay #Viettel #Thanhtoanbangtaikhoandidong
#Google for Startups
#GoogleAds
#GoogleAdventureVietnam
#GoogleAI
#GoogleApp
#GoogleAppsforBusiness
#GoogleArtsandCulture
#GooglechoNhabanle
#GoogleChrome
#googlecloud
#GoogleDich
#GoogleDigital4.0
#GoogleDoodles
#GoogleforBusiness
#googlefordevelopers
#GoogleforDeverloper
#GoogleforGames
#GoogleforVietnam
#GoogleforWork
#googlehangouts
#GoogleHealth
#GoogleHelp
#GoogleHinhAnh
#GoogleHìnhẢnh
#GoogleIO
#GoogleIO2021
#googlemaps
#googlemeet
#GoogleMuasam
#GoogleNews
#GooglePhotos
#googleplay
#GoogleSearch
#GoogleShopping
#GoogleSupportForum
#GoogleTiengViet
#GoogleTiếngViệt
#GoogleTranslate
#GoogleTranslateCommunity
#GoogleTrends
#GoogleTroGiup
#GoogleVideoQualityReport
#GoogleVietnam
#GoogleVN
#googleworkspace
#GoogleXuHuong
#GoogleXuhướng
#gsuite
#HappyNewYear
#HBDYOUTUBEVN
#HD
#Hocbong
#HọcBổng
#HoiGoogleApp
#ISP
#KyquanVietnam
#LandofWonders
#LaptrinhTuonglaicungGoogle
#leadership
#LeHIeu
#LêHiếu
#LGBT
#LoveYourLanguage
#madoc
#malware
#maps
#MidAutumn
#Motnamtimkiem
#NBU
#NextBillionUsers
#NguyenPhuongAnh
#Nhaphattrien
#OkGoogle
#onlinesecurity
#OnlineSupportForum
#PhishingQuiz
#Photos
#PhoVietnam
#Privacy
#QuanQuanGCP
#Quyenriengtu
#ransomware
#Record
#research
#Rewind
#SaferwithGoogle
#Scholarship
#Scholarship4Women
#ScholarshipForWomen
#Search
#SearchforTomorrow
#SinhNhat
#SinhnhatYouTube
#smartphone
#SolvewithAI
#StarWars
#StayHome
#study
#Tet
#Timkiem
#TimkiemGiongnoi
#TimNhanhKiemDe
#TipsandTricks
#Top10
#Translate
#trending
#trends
#Trituenhantao
#TrungtamAntoanGoogle
#TrungThu
#video
#VideoQuality
#Vietnam
#VietnamDigital4.0
#VietnamDigital4.0 #GoogleDigital4.0
#VietPride
#VoiceSearch
#winner
#WithMe
#WondersofVietnam
#Workspace
#XuhuongTimkiem
#XuhuongYouTube
#YearinSearch
#YeuLamTiengVietOi
#YouTube
#YouTube #YouTubeSpace #UN #GeenaDavis #Creators #Womenday #ChangeAmbassadorsChangeAmbassadors #DaisuDoimoi
#YouTubeCreators
#YouTubeNoiBat2021
#YouTubeRewind
#YouTubeRewind2015
#YouTubeShorts
#YouTubeTranslationTools
#YouTubeTrends
#YouTubeVietnam
#YOUTUBEVN
digital marketing
Google Developer Groups
Google for Developers
Google Workspace
Startup
Startups Accelerator
workshop
YouTube
Archive
2025
thg 1
2024
thg 12
thg 11
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
thg 4
thg 3
thg 2
2023
thg 12
thg 11
thg 10
thg 9
thg 8
thg 7
thg 3
thg 2
thg 1
2022
thg 12
thg 11
thg 10
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
thg 4
thg 3
thg 2
thg 1
2021
thg 12
thg 11
thg 10
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
thg 4
thg 3
thg 2
thg 1
2020
thg 12
thg 11
thg 10
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
thg 4
thg 3
thg 2
thg 1
2019
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
thg 4
thg 3
thg 2
2018
thg 12
thg 11
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
thg 4
thg 3
thg 2
thg 1
2017
thg 12
thg 11
thg 10
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
thg 4
thg 3
thg 2
thg 1
2016
thg 11
thg 10
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
thg 4
thg 3
thg 2
2015
thg 12
thg 11
thg 10
thg 9
thg 8
thg 7
thg 6
thg 5
Feed
Góp ý cho chúng tôi tại
Diễn đàn Sản phẩm