Hơn 20 bài học giá trị từ Căn bản - Trung - Cao cấp
Nhiều bài học dành cho người không am tường kỹ thuật
Cung cấp khả năng phân tích dữ liệu, kỹ năng cần thiết trong thời đại số
Những khóa học vô cùng giá trị từ Căn bản - Trung và Cao cấp do Google cung cấp trong chương trình #QuánQuânGCP rất phù hợp ngay cả những người chưa có kinh nghiệm Dữ liệu (Data) hay Máy học (AI/ML), hữu ích cho người kinh doanh trực tuyến, người làm tiếp thị số (digital marketer) hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Vận dụng dữ liệu mua bán online của mình như thế nào để tối ưu kinh doanh? Đây là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn người kinh doanh cá nhân, tuy nhiên, hầu hết đều chưa biết bắt đầu từ đâu. Việc phân tích dữ liệu cho các chiến dịch Tiếp thị (marketing) đóng vai trò rất quan trọng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tối ưu chi phí và tăng hiệu quả, hoặc từ đó định hướng chiến lược kinh doanh. Không chỉ vậy, kỹ năng phân tích dữ liệu là yếu tố gần như bắt buộc đối với các sinh viên hay lập trình viên gia tăng ưu thế với nhà tuyển dụng trong thời đại số.
Chương trình #QuánQuânGCP do Google phối hợp cùng cộng đồng Google Developer Groups tại Việt Nam tổ chức dành cho nhiều đối tượng muốn bắt đầu học về Dữ liệu (Data), Trí tuệ nhân tạo / Máy học (AI/ML) hay phát triển ứng dụng chatbot kết hợp Trợ lý kỹ thuật số Google Assistant. Chương trình có tổng cộng 26 bài học hay các ‘thử thách’ (Quest) bằng tiếng Anh, phân theo ba cấp độ: Căn bản - Trung cấp - Cao cấp, như cơ bản về quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu cho marketing, tiến trình về khoa học dữ liệu cho đến kỹ sư dữ liệu, xây dựng ứng dụng tương tác với Google Assistant, hoặc cao hơn như dữ liệu cho Blockchain, nền dữ liệu cho AI/ML, huấn luyện xử lý hình ảnh và ngôn ngữ cho Trí tuệ nhân tạo, hạ tầng cho Máy học (ML)...
Người học có thể tùy nghi chọn lựa các bài học theo nhu cầu của mình ở các cấp, ví dụ người làm về digital marketing có thể tham khảo các phần như BigQuery Basics For Data Analysis, BigQuery for Marketing Analysts… Đây là một kinh nghiệm từ học viên Huỳnh Trang Anh Thư đã tham gia Cloud Study Jam 2019 cũng do Google Developers tổ chức.
“Là một digital marketer nên trong quá trình làm việc mình nhận thấy tầm quan trọng của dữ liệu trong marketing nên mong muốn học thêm về phân tích và xử lý dữ liệu. Khi bắt đầu tiếp cận các khóa học, mình tập trung học những Quest về Data như: BigQuery For Data Analytics, BigQuery for Marketing Analytics, Data Engineering, Data Science on Google Cloud,… Bản chất của công việc Digital Marketing gắn với Data rất nhiều nên việc tiếp thu cũng không quá khó khăn. Hơn nữa có rất nhiều vấn đề của Marketing sẽ được giải quyết dễ dàng hơn nếu có tư duy và công cụ Data.”, Anh Thư chia sẻ.
“Các bài học đa số là thực hành và tất cả đều có đếm ngược thời gian nên khi bắt đầu học sẽ khiến mình tập trung cao độ để hoàn thành, đó cũng là một cách học khá thú vị và hiệu quả. Nội dung các bài học được phân chia theo từng level và hướng dẫn chi tiết nên một người không rành về công nghệ như mình vẫn có thể học và hiểu được.”
“#QuánQuânGCP là một trong nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng các nhà phát triển của Google tại Việt Nam như Developer Student Clubs tạo ra các nhà phát triển tương lai từ trong môi trường học đường cho các sinh viên, cùng những cuộc thi và đào tạo khác gồm DevFest, Flutter hay TensorFlow, góp phần tích cực xây dựng nguồn nhân lực số đáp ứng các yêu cầu của thị trường công nghệ hiện đại, nền móng vững chắc cho nền kinh tế số tại Việt Nam.”, đại diện Google chia sẻ.
Thời gian đăng ký miễn phí và hoàn thành các khóa học là từ đây đến hết 30/8 để nhận được thêm các phần quà cổ vũ từ chương trình #QuánQuânGCP.
Chương trình kéo dài 3 tháng, hỗ trợ cố vấn kỹ thuật lẫn kinh doanh
Hỗ trợ thiết kế sản phẩm, phát triển kỹ năng lãnh đạo
Kết nối với mạng lưới chuyên gia từ Google và ngành công nghệ
Hai startup Việt Nam gồm Thuocsi và TopCV chính thức được chọn tham dự chương trình Google for Startups Accelerator: Southeast Asia, là hai trong 15 startup thuộc Đông Nam Á, đón nhận hỗ trợ đặc biệt từ Google để xử lý các vấn đề thách thức về xã hội, giáo dục, y tế, thương mại điện tử, hậu cần và tài chính của khu vực.
Các startup Đông Nam Á đã được giúp xây dựng một nền kinh tế số thịnh vượng và giờ đây họ có một vai trò quan trọng như nhau trong việc khôi phục từ đại dịch COVID-19, và trong việc giải quyết một số thách thức lớn nhất Đông Nam Á phải đối mặt xung quanh các lĩnh vực giáo dục, y tế, thương mại điện tử, hậu cần và công nghệ tài chính.
Tháng 6, 2020, Chúng tôi công bố chương trình Google cho Startups Accelerator: Đông Nam Á (Google for Startups Accelerator: Southeast Asia). Đây là một chương trình trực tuyến kéo dài ba tháng để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp sáng tạo (startups) đang kién tạo các giải pháp cho các vấn đề xã hội, kinh tế, y tế trên toàn khu vực. Chúng tôi đã nhận được hơn 600 đơn đăng ký từ khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á, và hôm nay chúng tôi công bố 15 startup được chọn tham gia.
Trong vài tháng tới, các startup này sẽ được cố vấn cả trên lĩnh vực kỹ thuật lẫn kinh doanh. Chúng tôi cũng sẽ kết nối họ với các đội ngũ chuyên gia từ Google và cộng đồng công nghệ rộng lớn, cung cấp các hội thảo tập trung vào thiết kế các sản phẩm, dịch vụ khách hàng và phát triển khả năng lãnh đạo cho các nhà sáng lập (founder).
Đây là danh sách đầy đủ các startup. Chúng tôi mong chờ để giúp họ đưa những ý tưởng sáng tạo của mình phát triển xa hơn và tạo ra sự khác biệt cho Đông Nam Á trong thập kỷ tới và sau đó.
TopCV (Việt Nam) là một nền tảng tuyển dụng kết nối tốt hơn cho nhà tuyển dụng với ứng viên
Thuocsi.vn (Việt Nam) là một nền tảng trực tuyến để mua thuốc, dụng cụ sơ cứu và pha chế
Advance (Philippines) là một nền tảng tín dụng cung cấp các khoản tạm ứng lương ngắn hạn cho nhân viên người Philippines
Sehat Kahani (Pakistan) đang nỗ lực trong việc cung cấp quyền tiếp cận vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng công nghệ qua một mạng lưới các nữ bác sĩ tại gia đạt chất lượng
DeafTawk (Pakistan) đã tạo ra một nền tảng dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu số, phá vỡ các rào cản giao tiếp
GIZTIX (Thailand) là một nền tảng hậu cần (logistics) giúp các khách hàng phát triển doanh nghiệp và giảm chi phí hoạt động
Hacktiv8 (Indonesia) giúp đào tạo các nhà phát triển mới bắt đầu, hỗ trợ họ tìm việc làm và cung cấp một khoản vay phù hợp hơn
Kata.ai (Indonesia) đã phát triển một nền tảng đàm thoại trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các cuộc trò chuyện tự nhiên hơn giữa các doanh nghiệp và khách hàng của họ
MHub (Malaysia) là một nền tảng giao dịch bất động sản từ đầu-đến-cuối giúp quá trình mua nhà dễ dàng hơn bằng kết nối các nhà phát triển bất động sản, các công ty nhà đất và khách hàng tiềm năng
Riliv (Indonesia)đã tạo một ứng dụng tư vấn và thiền định trực tuyến để giúp những người về sức khỏe tâm thần
Rumarocket (Philippines) đã phát triển một công cụ AI giúp các công ty đưa ra quyết định tuyển dụng bằng cách sử dụng khoa học hành vi
SenzeHub (Singapore) cung cấp một thiết bị đeo trên nền trí tuệ nhân tạo (AI), xác định vị trí của bệnh nhân, thực hiện việc đọc và phát hiện các khủng hoảng
ShopLinks (Singapore) cung cấp các công cụ cho khách hàng hàng tiêu dùng để số hóa các cam kết và khuyến mãi cho khách hàng của họ
Smart Future (Singapore) là một nền tảng y tế từ xa và kiosk tự theo dõi chẩn đoán cho phép người dùng kiểm tra các chỉ số sức khỏe quan trọng
Walee (Pakistan) là một ứng dụng giao dịch kết nối các doanh nghiệp muốn bán hàng trực tuyến với những người có ảnh hưởng xã hội muốn hợp tác
Đây là một trong những chương trình thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam cũng như khu vực của Google, nhằm tìm kiếm và trợ giúp các công ty khởi nghiệp đang giải quyết các thách thức mà chúng ta hiện đang phải đối mặt, cũng như trợ giúp nền kinh tế khôi phục bởi những tác động gây ra bởi đại dịch COVID-19.
Giải pháp duy trì sự riêng tư dành cho các thiết bị dùng chung
Ở nhiều nơi trên thế giới, việc dùng chung thiết bị di động cá nhân với vợ chồng, anh chị em hay con cái là một quy chuẩn văn hóa, đặc biệt đối với phụ nữ. Theo một nghiên cứu của Google, tỷ lệ phụ nữ sở hữu một thiết bị cá nhân như laptop và di động tại khu vực Nam Á thấp hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tại đây, tỷ lệ phụ nữ sở hữu một chiếc điện thoại di động thấp hơn 26% so với nam giới. 29% phụ nữ Nam Á thường xuyên phải mượn điện thoại của người khác. Dùng chung thiết bị với nhau có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng kèm theo đó cũng là nguy cơ người khác có thể xem được những nội dung riêng tư của bạn.
Lấy ví dụ, tại Bangladesh, con cái của Shaina dùng điện thoại của cô sau giờ học - cả để học lẫn thư giãn. Shaina lo ngại rằng những tập tin quan trọng của cô có thể vô tình bị chia sẻ ra ngoài hoặc xóa mất. Còn đối với Rashid, một người cha sống tại Ấn Độ, sự hạn chế về quyền riêng tư đồng nghĩa với việc ông không thể lưu trữ những tài liệu nhân thân trong điện thoại, dù ông thường xuyên cần đến chúng để xin việc.
Đảm bảo rằng quyền riêng tư của những người như Shaina và Rashid có thể được thực thi là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong quá trình xây dựng một môi trường internet dành cho tất cả mọi người. Để bảo vệ an toàn cho những nội dung cá nhân, chúng tôi đã ra mắt Thư mục An toàn, một tính năng mới trong ứng dụng Files của Google.
Thư mục An Toàn hoạt động như thế nào
Thư mục An toàn là một thư mục được mã hóa bằng 4 số PIN, người dùng có thể dễ dàng lưu trữ những tài liệu quan trọng, hình ảnh, video và tập tin âm thanh mà không phải lo lắng những tập tin cá nhân của mình có thể bị người khác mở được. Thư mục sẽ được khóa lại ngay khi người dùng chuyển sang ứng dụng khác để không nội dung nào bên trong có thể bị truy cập khi ứng dụng đang chạy nền. Để đảm bảo tính bảo mật, người dùng sẽ phải nhập lại mật mã khi mở lại. Ngay cả những người không dùng chung thiết bị cũng có thể tận hưởng lợi ích từ việc bảo mật những tập tin quan trọng nhất.
Quản lý dữ liệu cho hơn 150 triệu người
Chúng tôi ra mắt ứng dụng Files vào năm 2017 nhằm giúp người dùng giải phóng bộ nhớ, quản lý nội dung và chia sẻ tập tin, đa phần là người dân của những quốc gia như Ấn Độ, Nigeria và Brazil, thường xuyên bị hết dung lượng trong quá trình sử dụng mỗi ngày. Giờ đây, hơn 150 triệu người trên khắp thế giới thường xuyên sử dụng Files mỗi tháng để giải tỏa căng thẳng từ việc quản lý bộ nhớ trên di động của mình.
Và đối với những thứ bạn không còn cần đến trên điện thoại của mình, Files có thể giúp bạn quản lý dữ liệu và dọn những tập tin không còn sử dụng. Kể từ khi ra mắt, ứng dụng này đã:
Xóa hơn 1 nghìn tỷ tập tin, việc mà sẽ tốn hơn 300 thế kỷ nếu người dùng dọn bằng tay mỗi giây 1 tập tin trùng lặp, ảnh chế cũ hoặc file rác.
Tiết kiệm hơn 400 petabytes dung lượng trên điện thoại người dùng - tương đương với đoạn video HD được quay liên tục trong 1,400 năm
Giải phóng 12GB dung lượng mỗi giây, tương đương với 5,000 ảnh mỗi giây.